KHÍ H2S LÀ GÌ? CÓ ĐỘC KHÔNG? NGUỒN GỐC VÀ ẢNH HƯỞNG

Khí H2S (Hydro sulfide) là một loại khí độc hại, có mùi trứng thối, được hình thành từ quá trình phân hủy chất thải lắng tụ, mùn bã hữu cơ của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí. Sau đó, khí độc này sẽ kết hợp với Hemoglobin và ngăn cản vận chuyển oxy trong máu, khiến tôm không có đủ lượng Oxy cần thiết và chết.

Một số thông tin cơ bản về khí H2S

Khí H2S tích tụ dưới nền đáy các thủy vực chủ yếu là do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh hay quá trình phản Sulfat hóa với sự tham gia của các vi khuẩn yếm khí. pH có liên quan đến sự tồn tại của các dạng Sulfide (H2S, HS–, S2-), dạng tự do (H2S) thì rất độc đối với cá nhưng phân ly thành các ion (HS–, S2-) thì chúng không độc, do đó tỷ lệ giữa dạng ion và dạng tự do được chú ý trong nuôi trồng thủy sản.

Khí H2S khiến tôm không có đủ lượng Oxy cần thiết và chết.
Khí H2S khiến tôm không có đủ lượng Oxy cần thiết và chết.

H2S gây độc khi nhiệt độ thấp, pH thấp và Oxy thấp. Do vậy, ban đêm H2S tăng cao gây độc cho động vật thủy sản. Khi có các điều kiện bất lợi khác như mưa nhiều, gió mạnh, thiếu sục khí, khi lột xác và sinh vật phù du tàn thì ảnh hưởng của H2S càng nhiều. 

Khí H2S là một loại khí độc hại, có mùi trứng thối, được hình thành từ quá trình phân hủy chất thải lắng tụ, mùn bã hữu cơ của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí. Sau đó, khí độc này sẽ kết hợp với Hemoglobin và ngăn cản vận chuyển oxy trong máu, khiến tôm không có đủ lượng Oxy cần thiết và chết.

Cách phát hiện khí H2S

  • Kiểm tra H2S bằng cách cấy mẫu bùn đáy tại hố bùn: mẫu bùn đáy lấy ở độ sâu 2 – 5cm và cấy trên đĩa TCBS. Vibrio thông thường cho khuẩn lạc màu xanh lá hoặc vàng trong khi vi khuẩn khử Sulfat cho khuẩn lạc có màu đen. Nếu nhìn thấy khuẩn lạc đen trên đĩa cấy có nghĩa là H2S đang được tạo ra.
  • Có thể dựa vào đo hàm lượng Sunfat (bằng test KIT hoặc trong phòng thí nghiệm) trong nước và tính ra lượng H2. Tuy nhiên việc kiểm tra này độ chính xác không cao do H2S là dạng khí nhẹ hơn không khí nên dễ bay hơi và khó lấy mẫu đạt chuẩn.
  • Do đó khí H2S được gọi là “Sát thủ thầm lặng” trong ao nuôi do khó kiểm tra nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm. Thông thường ao đáy đất sẽ thường xuyên gặp các sự cố về H2S hơn ao lót bạt.  Hiện nay trong NTTS, nhóm vi khuẩn quang hợp được sử dụng nhiều nhất để kiểm soát H2S và mùn bã hữu cơ là vi khuẩn quang dưỡng tía và vi khuẩn lưu huỳnh lục. 
Khí H2S là một loại khí độc hại, có mùi trứng thối
Khí H2S là một loại khí độc hại, có mùi trứng thối
  • Vi khuẩn quang dưỡng tía bao gồm 2 nhóm là vi khuẩn quang dưỡng tía lưu huỳnh và vi khuẩn quang dưỡng tía không lưu huỳnh. Trong đó, nhóm vi khuẩn quang dưỡng tía lưu huỳnh sẽ tiến hành quá trình quang tự dưỡng (sử dụng H2S và chất hữu cơ) trong điều kiện có ánh sáng, tuy nhiên các loài này phân bố hẹp và ít được sử dụng trong ao nuôi tôm, cá. Trong khi đó, vi khuẩn quang dưỡng tía không lưu huỳnh sẽ ưu tiên tiến hành quá trình dinh dưỡng dị dưỡng trong điều kiện có ánh sáng, có nghĩa là chúng có thể sử dụng H2S làm thức ăn. 
  • Ngược lại trong điều kiện không ánh sáng chúng sẽ tiến hành quá trình hóa dị dưỡng hữu cơ tức là sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn (chất hữu cơ có phân tử lượng thấp). Do đó cần phân biệt các loại vi khuẩn để dùng đúng thời gian trong ngày để đạt kết quả như mong muốn

Ngoài ra một số loài thuộc nhóm này còn sử dụng chất vô cơ như NO2, NO3… làm chất nhận điện tử trong điều kiện thiếu oxy. Trong ao nuôi tôm, cá thường số lượng các loài vi khuẩn này không đủ nhiều để tiêu thụ hết lượng H2S hình thành, do lượng

Biện pháp phòng tránh lượng khí H2S tràn vào ao nuôi & cách phòng tránh

Biện pháp

Để tránh sự hình thành nhiều khí H2S gây độc cho các ao nuôi cần hạn chế sự tích lũy hữu cơ ở đáy ao và tình trạng yếm khí:

  • Cải tạo ao tốt đầu vụ nuôi
  • Quản lý tốt thức ăn và hạn chế thức ăn thừa.
  • Khi sử dụng phân bón, nhất là phân hữu cơ nên hóa thành dung dịch tưới khắp mặt ao. Lá dầm (phân xanh) trong ao phải được giữ ở tầng mặt và thường xuyên đảo trộn để chúng phân hủy nhanh.
  • Ao phải thoáng để làm tăng oxy hòa tan của nước nhằm tránh hiện tượng yếm khí.
Để tránh sự hình thành nhiều khí H2S gây độc cho các ao nuôi cần hạn chế sự tích lũy hữu cơ ở đáy ao và tình trạng yếm khí
Để tránh sự hình thành nhiều khí H2S gây độc cho các ao nuôi cần hạn chế sự tích lũy hữu cơ ở đáy ao và tình trạng yếm khí

Cách phòng tránh

  • Chú ý khí H2S có thoát ra do mò thăm tôm hoặc thu tỉa, tác động vào nền đáy ao,…Do đó, khi có bất kỳ tác động nào đến nền đáy nên tăng cường sử dụng quạt để đảm bảo thông thoáng nhằm giúp khí H2S thoát ra ngoài nhanh hơn.
  • Duy trì Oxy hòa tan ở đáy ao cao hơn 3ppm có thể giúp ngăn cản việc sinh ra H2
  • Không nên nuôi ở vùng đất xốp, đáy cát và khu vực xì phèn nặng.
  • Khu vực miền Tây cần lưu ý đáy ao phần lớn nằm trong vùng xì phèn, người nuôi cần xử lý đáy bằng vi sinh định kỳ để kìm hãm sự phát triển của H2.
  • Giữ pH trong khoảng 7,8 – 8,3 trong suốt vụ nuôi. Khoảng dao động pH trong ngày phải nhỏ hơn 0,4.
  • Người nuôi nên cẩn thận và phải có hành động kịp thời khi mưa lớn, tảo tàn và các biến động về thời tiết.

Với những thông tin trên mà chúng tôi đã cung cấp trên đây hy vọng sẽ giúp cho quý bà con có thêm thật nhiều kinh nghiệm bổ ích trong việc nuôi trồng thuỷ hải sản cũng như là cách để phòng, chống và nhận biết khí H2S. Mọi thông tin chi tiết cần được giải đáp bà con vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây.

DL GROUP – Kiểm soát để thành công 

Địa chỉ: B2 – 108 Hacom Galacity, Thanh Sơn, Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận

Hotline: 0818 11 39 68

Website: https://tomvisinh.vn/  

Fanpage: https://www.facebook.com/congtytnhhdlgroup/ 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *