Cách Chọn Enzyme Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

bộ 3 combo men vi sinh DL Group

Bên cạnh cách chọn giống thủy sản tốt, cách chọn môi trường nuôi thuận lợi,…. Thì cách chọn enzyme trong nuôi trồng thủy sản cũng tạo ra sự ảnh hưởng đến kết quả của một vụ mùa bội thu. Vậy, cụ thể vấn đề này là như thế nào, hãy cùng DL Group chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

bộ 3 combo men vi sinh DL Group

Contents [hide]

  • 1. Enzyme trong nuôi trồng thủy sản là gì?
  • 2. Tác dụng của enzyme trong nuôi trồng thủy sản
  • 3. Các loại enzyme thường gặp
  • 4. Cách chọn enzyme trong nuôi trồng thủy sản

1. Enzyme trong nuôi trồng thủy sản là gì?

Enzyme là chất xúc tác sinh học có bản chất là protein, có khả năng tham gia vào các quá trình biến đổi sinh hóa quan trọng.

Cụ thể hơn, các enzyme này hầu như tham gia vào tất cả các loại hình đồng hóa và cả dị hóa của các phản ứng tiêu hóa và trao đổi chất ở vật nuôi thủy sản. Đặc biệt, tuy enzyme tham gia vào các quá trình phản ứng đó và đóng vai trò như những chất xúc tác cho các phản ứng, nhưng enzyme lại không bị đổi.

Thêm nữa, enzyme còn bổ sung thêm các công cụ có khả năng bất hoạt các yếu tố kháng dinh dưỡng trong cơ thể vật nuôi. Từ đó, nâng cao giá trị dinh dưỡng của protein từ các loại thực vật trong chuỗi thức ăn. Có thể hiểu là enzyme giúp biến đổi các thành phần thức ăn phức tạp chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể vật nuôi thủy sản dễ dàng hấp thụ.

2. Tác dụng của enzyme trong nuôi trồng thủy sản

Dựa vào các thông tin bên trên, chúng ta có thể thấy được vài tác dụng từ enzyme bao gồm:

  • Hỗ trợ tiêu hóa, giúp vật nuôi thủy sản có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Hỗ trợ biến đổi các chất phức tạp thành các chất đơn giản mà cơ thể thủy sản có thể hấp thu được. Từ đó, chất lượng vật nuôi sẽ được cải thiện đáng kể và dinh dưỡng cũng sẽ nhiều hơn.
  • Ngoài ra, đối với cách chọn enzyme trong nuôi trồng thủy sản, khi bạn quyết định chính xác. Enzyme tiếp xúc vào môi trường nước trong ao hồ còn hỗ trợ làm sạch bề mặt nước, đáy ao một cách nhanh chóng.
    Điều này được thực hiện bởi cơ chế thúc đẩy sự phân hủy các chất hữu cơ trong ao nuôi từ enzyme. Khi đó các xác động vật, xác tảo, thức ăn thừa,…. Sẽ bị phân hủy và trả lại môi trường nước, đáy ao trong lành. Ngăn ngừa khí độc xuất hiện làm ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng sinh sống của các loài thủy sản.

Đó là hai công dụng chính mà enzyme mang lại cho vật nuôi cũng như môi trường ao hồ tại đó.

3. Các loại enzyme thường gặp

Có 4 loại enzyme thường gặp ở nuôi trồng thủy sản, cụ thể:

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh, Chọn Enzyme trong nuôi trồng thủy sản

Enzyme Cellulase ảnh minh họa. Nguồn: Từ internet

Enzyme Cellulase: Một loại enzyme có chức năng chính là phân hủy vách cellulose. Loại enzyme này hoạt động khá tốt trong điều kiện môi trường có pH tối ưu ở khoảng 4 cho đến 5 và nhiệt độ từ 45 độ cho đến 50 độ. Nhưng nếu nhiệt độ tăng cao lên khoảng 80 độ C thì enzyme này bị mất hoàn toàn sau khoảng từ 10 cho đến 15 phút.

Trong enzyme cellulase còn được chia làm ba loại nhỏ khác, bao gồm:

  • 1,4-β-D-glucan hydrolase (EC 3.2.1.4).
  • β-D- glucoside glucohydrolase (EC 3.2.1.21).
  • 1,4-β-D-glucan cellobiohydrolase (EC 3.2.1.91).

Tác dụng chính của enzyme cellulase trong nuôi trồng thủy sản chính là: Phân hủy xác tảo đã tàn, duy trì độ trong của ao nuôi và khiến môi trường sống của thủy sản được tốt hơn.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh

Enzyme Amylase ảnh minh họa. Nguồn: Từ internet

Enzyme Amylase: Với enzyme amylase, công dụng chính của chúng là thủy phân tinh bột thành đường. Tức là amylase có thể phân hủy các thành phần trong thức ăn hoặc môi trường với bản chất là tinh bột. Điều này giúp cho vật nuôi có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đối với enzyme amylase, chúng ta có hai loại enzyme phổ biến là:

  • α-amylase
  • β-amylase.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh, Chọn Enzyme trong nuôi trồng thủy sản

Enzyme Protease ảnh minh họa. Nguồn: Từ internet

Enzyme Protease: Đối với protease, chức năng chính của hệ enzyme này là thủy phân đạm và tạo ra sản phẩm cuối cùng là các acid amin. Tùy theo độ pH và giới hạn của chúng trong môi trường nuôi trồng mà có thể chia làm ba hệ nhỏ gồm:

  • Protease acid: pH 2-4
  • Protease trung tính: pH 7-8
  • Protease kiềm: pH 9-11.

Đây được xem như là loại enzyme có tầm ảnh hưởng nhất đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi thủy sản.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh

Enzyme Lipase ảnh minh họa. Nguồn: Từ internet

Enzyme Lipase: Đây là hệ enzyme thuộc nhóm Hydrolase với tác dụng chính là thủy phân các liên kết este và xuất ra thành phẩm cuối cùng gồm các axit béo kèm theo glycerol. Nhờ có enzyme này mà các vật nuôi thủy sản có thể dễ dàng hấp thu được các chất béo trong môi trường nuôi lẫn thức ăn.

4. Cách chọn enzyme trong nuôi trồng thủy sản

Tại sao người nuôi tôm ưu tiên lựa chọn chế phẩm vi sinh?

nguồn bài viết:  biofloc.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *