Hằng năm, cứ vào thời điểm giao mùa là tôm nuôi phát sinh dịch bệnh, chết hàng loạt. Để quản lý tốt ao nuôi trong điều kiện thời tiết như hiện nay, người nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ứng dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế những tác động xấu do điều kiện tự nhiên gây ra.
Ảnh hưởng của môi trường, thời tiết đến tôm nuôi
Vào thời điểm giao mùa hiện nay, thời tiết thường trở lạnh đột ngột, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Đây là điều kiện lý tưởng để nhiều loại dịch bệnh trong ao nuôi phát sinh và gây hại.
Tôm thường xuyên thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi, nhiệt độ thích hợp nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt là 28 – 32ºC. Do đó, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 26ºC thì khả năng bắt mồi, tiêu hóa thức ăn, sức đề kháng, hoạt động của tôm giảm, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, lúc này cần bổ sung chế phẩm sinh học cho tôm nuôi để đảm bảo duy trì hoạt động.
Hơn nữa, nhiệt độ xuống thấp cũng là điều kiện tốt để cho vi khuẩn, vi-rút (nhất là vi-rút đốm trắng) phát triển. Nhiệt độ thấp cùng với trời ít nắng sẽ làm tảo chậm phát triển, quá trình quang hợp của tảo với cường độ thấp có khả năng gây thiếu oxy về đêm.
Biện pháp phòng tránh bệnh tôm thời điểm giao mùa
Ðể quản lý tốt ao nuôi, bà con cần dự trữ các vật tư cần thiết như: vôi, khoáng, vitamin C, chế phẩm sinh học… để có biện pháp xử lý môi trường kịp thời và hiệu quả. Tăng cường hệ thống quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ; bổ sung vitamin C vào môi trường nước và trộn vào thức ăn, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, cần định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường vi khuẩn có lợi và ổn định nguồn nước ao nuôi.
Cùng với đó là khuyến cáo người nuôi tôm dự trữ các vật tư cần thiết như: vôi, khoáng, vitamin C, chế phẩm sinh học… để có biện pháp xử lý môi trường kịp thời và hiệu quả. Khi trời chuẩn bị chuyển mưa thì bón vôi khắp bờ ao. Kiểm tra các yếu tố môi trường, nếu có thay đổi thì điều chỉnh hợp lý. Tăng cường hệ thống quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ; bổ sung vitamin C vào môi trường nước và trộn vào thức ăn theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Ngoài ra, để bảo vệ diện tích tôm hiện có, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến khích bà con thực hiện các biện pháp phòng tránh thiệt hại tôm nuôi trong mùa nắng như: thường xuyên kiểm tra tôm nuôi, bổ sung khoáng chất cho tôm, cung cấp thức ăn loại tốt. Cần duy trì mực nước trong ao từ 1,3 – 1,8m để tránh biến động nước sau những ngày nắng nóng; kiểm tra độ pH (vì nó quyết định phần lớn sức đề kháng của tôm). Đối với tôm nuôi bị thiệt hại thì phải có biện pháp xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường…
DL Group – Cung cấp chế phẩm sinh học cho người nuôi tôm thời điểm giao mùa
DL GROUP là đơn vị chuyên cung cấp bộ combo sản phẩm gồm các chế phẩm sinh học được nhập khẩu chính ngạch từ Hàn Quốc và các thiết bị kiểm soát môi trường nhằm phục vụ quá trình sản xuất. Dựa trên các dữ liệu thu thập thực tế của người nuôi, chúng tôi nghiên cứu tạo ra các sản phẩm vi sinh – enzyme phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại Việt Nam, góp phần mang lại thành công của người nuôi và quý đối tác.
DL GROUP cam kết sản phẩm luôn ổn định và ngày càng được cải thiện về chất lượng cũng như mẫu mã, đem đến sự hài lòng nhất cho bà con. Xây dựng các quy trình dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng tôm giống hướng tới một ngành nuôi trồng thủy sản sinh thái bền vững, tích hợp đa giá trị.
DL GROUP – Kiểm soát để thành công
Địa chỉ: B2 – 108 Hacom Galacity, Thanh Sơn, Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận
Hotline: 0818 11 39 68
Website: https://tomvisinh.vn/